iklan banner

Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý các chợ Thủ Đức

Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin - ngành khoa học máy tính đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thậm chí nhiều ngành không thể tồn tại nếu không có sự trợ giúp của khoa học máy tính. Do đó, sự ra đời của hệ thống thông tin (HTTT) địa lý (GIS - Geographic Infomtion System) như một tất yếu đã góp phần đáng kể trong việc tin học hóa công tác quản lý thông tin bản đồ và tạo ra sự nhìn nhận một cách có hệ thống về tổng thể nhằm thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin không gian về thế giới thực, nhằm giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho phép người sử dụng thực hiện tốt hơn trong việc lập kế hoạch và trợ giúp ra quyết định.
Khung nghiên cứu công nghệ GIS trog quản lý các chợ
Khung nghiên cứu công nghệ GIS trog quản lý các chợ
Cùng với sự phát triển đi lên của quận Thủ Đức, các khu chợ trong quận ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển góp phần vào sự phát triển chung. Tuy nhiên, việc quản lý các khu chợ vẫn chủ yếu thực hiện dưới hình thức các bảng biểu, văn bản nên không  thể tránh khỏi những hạn chế nhất định và quan trọng nhất là thiếu tính trực quan. Việc quản lý bất cứ một loại hình nào, một tổ chức nào... cũng luôn đòi hỏi những phương pháp, những công cụ để làm sao giúp cho người quản lý đưa ra quyết định nhanh nhất, hợp lí nhất và hiệu quả nhất. Do đó, công nghệ GIS như một đề xuất thực hiện.

Chính vì vậy, đề tài: “Ứng dụng HTTT địa lý (GIS) trong việc quản lý các chợ trên địa bàn quận Thủ Đức” được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng một công cụ mới trong việc quản lý dữ liệu các chợ này. Thiết kế, xây dựng CSDL về các chợ có tính tổng hợp, làm tăng khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu.


Mục tiêu nghiên cứu: 
Mục tiêu cơ bản nhất mà đề tài hướng đến là ứng dụng công nghệ GIS vào việc quản lý các chợ trên địa bàn quận Thủ Đức. Để thực hiện được mục tiêu đó đề tài chú trọng các nhiệm vụ sau:
- Thiết kế, xây dựng dữ liệu GIS về các chợ có tính tổng hợp, làm tăng khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu.
- Xây dựng CSDL bản đồ thông tin về các chợ trên địa bàn quận Thủ Đức.
- Liên kết thống nhất giữa CSDL không gian và phi không gian với nhau.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra thực địa: quan sát chụp hình khảo sát các tuyến đường giao thông, các điểm chợ, …
- Định vị tọa độ các điểm chợ bằng GPS
- Dữ liệu thứ cấp
- Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thông qua Internet (Bản đồ, ảnh vệ tinh (Google Earth, diadiem.com, Wikipedia.com… )
Báo cáo của các cơ quan, phòng ban chức năng trong quận, Ban quản lý một số chợ. Các đề tài, luận văn trong  nhà trường. Tài liệu từ các hội thảo về công nghệ GIS.
Xử lý dữ liệu
Nhằm đạt tính chính xác, rõ ràng trong việc số hóa bản đồ tác giả tiến hành việc khảo sát thực địa, định vị tọa độ bản đồ các điểm chợ (đặc biệt là mạng lưới đường giao thông, tên đường, vị trí các điểm chợ).
Dữ liệu thứ cấp được cung cấp chủ yếu là các văn bản, báo cáo nên phải thực hiện việc chắt lọc và sắp xếp lại cho phù hợp với mục tiêu đề ra.
Với việc xây dựng CSDL GIS về các chợ trên địa bàn quận Thủ Đức (phần không gian và phần thuộc tính) nhằm áp dụng cho công tác quản lý các chợ trên địa bàn quận, tác giả đã đạt được một số kết quả và mục tiêu đề ra. Tác giả đã hoàn thành việc thiết kế CSDL GIS về các chợ trên địa bàn quận và xây dựng một số công cụ lập trình.
Giao diện dữ liệu sử dụng trong ứng dụng gis
Giao diện dữ liệu sử dụng trong ứng dụng gis
Qua tìm hiểu thực trạng khảo sát thực tế, phân tích các dữ liệu thứ cấp, tác giả nhận thấy hệ thống chợ trên địa bàn quận Thủ Đức phân bố không đồng đều và chưa phù hợp với mức sống và tập quán sống của người dân. Mặt khác, đây là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nền kinh tế của quận xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp nên còn chưa thoát khỏi những thói quen sinh hoạt và lối sống nông thôn. Sự lỏng lẻo trong tổ chức quản lý cùng với thói quen xấu, ý thức và trình độ của người dân địa phương và dân nhập cư còn hạn chế dẫn đến những bất cập trong quá trình hoạt động các chợ kiên cố và thiếu kiểm soát những chợ tự phát gây ảnh hưởng đến trật tự trị an, mất mỹ quan đô thị và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chợ có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống người dân và để khắc phục những mặt tiêu cực của nó, việc ứng dụng GIS nhằm tổ chức và quản lý phù hợp, hiệu quả như: kiểm kê, phân loại, đánh giá các loại chợ để loại bỏ các chợ nhỏ và nhếch nhác là nhu cầu cấp bách và có tính khả thi cao. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải có bố cục lại các chợ nhỏ hợp lý về khoảng cách tính trên lượng dân cư của một khu vực, phân bố dân cư trên một không gian rộng. Sắp xếp nội bộ chợ gọn gàng, trật tự và thuận tiện, cần có các tiêu chuẩn để đưa các chợ theo hướng hiện đại để đảm bảo được chất lượng cuộc sống và phòng chống cháy nổ, tạo mỹ quan đẹp hơn.
Để quá trình quản lý được thực hiện khoa học, thống nhất, đồng bộ trên địa bàn toàn quận cần xây dựng bản đồ thông tin hệ thống các chợ. Trên cơ sở đó thực hiện việc phân tích, qui hoạch chợ hợp lý. Điều này có thể được thực thi thông qua GIS. Đó là lý do vì sao GIS lại được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống con người. 
Đề tài còn những thiếu sót nhất định rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này giúp tác giả bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hơn.

Download đầy đủ tài liệu tại đây
Nguồn: Khóa luận Tốt nghiệp - Ngụy Tôn Ngọc

Previous
Next Post »
iklan banner