Các sự cố sạt lở đất tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến. Như chúng ta đã biết, dọc theo đường Trường Sơn liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở vào mùa mưa làm gián đoạn giao thông. Gần đây nhất là vụ sạt lở ở Quốc lộ 6 (Hoà Bình) làm 2 người chết, sạt lở ở đường lên núi Cấm (An Giang) làm 6 người chết và tắc đường nhiều ngày, v.v.
Sạt lở đất |
Vấn đề đã trở thành một trong những thảm họa mà xã hội đang phải đối mặt, đặc biệt liên quan đến công tác quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc nghiên cứu, khảo sát, và thiết lập mạng lưới quan trắc nhằm dự báo, ngăn ngừa, giảm thiểu sạt lở đất là đề tài mà giới chuyên môn cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đang tích cực nghiên cứu, tiếp cận.
Biến đổi khí hậu và việc khai thác tài nguyên, đào đắp xây dựng cơ sở hạ tầng là những nguyên nhân làm gia tăng các vụ sạt lở đất, nhất là các nước ở vùng khí hậu nhiệt đới mưa nhiều như Việt Nam và Thái Lan. Các con số thống kê, các kết quả nghiên cứu tại Thái Lan là những số liệu tham khảo bổ ích cho các chuyên gia Việt Nam, nơi mà khí hậu và thổ nhưỡng cũng như quá trình phát triển cơ sở hạ tầng có nhiều điểm tương đồng.
Mới đây NASA vừa cung cấp một ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ sạt lở đất, đây có thể là một phương tiện hiệu quả hỗ trợ các quốc gia dự báo trước những trận lở đất có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân. Những trận mưa kéo dài thường dẫn tới những hậu quả nguy hiểm không chỉ về lũ ống, lũ quét mà còn là những trận sạt lở đất vô cùng nguy hiểm, vùi lấp con người, gia súc và hoa màu.
Một khung không gian thể hiện các điểm sạt lở đất |
Tuy nhiên không giống như các thiên tại như bão, núi lửa hay động đất được lịch sử ghi nhận, các trận sạt lở đất đôi khi không xảy ra ở quy mô lớn mà chỉ xuất hiện nhỏ lẻ tại những nơi có kết cấu đất yếu như vùng đồi núi. Chính vì vậy, NASA đã dần quan tâm hơn tới hiện tượng tự nhiên này.
Bắt đầu từ năm 2010, NASA đã phát hành một ứng dụng WebGIS trong việc xây dựng bản đồ về tình trạng sạt lở đất trên toàn cầu. Cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo về tình trạng lở đất khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả vị trí của nơi xảy ra lở đất và thậm chí là loại mưa xảy ra tại khu vực đó.
Theo số liệu thống kê từ giữa năm 2007 và năm 2015, thế giới đã ghi nhận có hơn 25.000 người thiệt mạng do các vụ lở đất khắp nơi trên thế giới. Với dữ liệu bản đồ này, NASA hy vọng các nhà dự báo thời tiết địa phương có thể đưa ra được những cảnh báo chính xác và kịp thời nhất tới người dân địa phương để hạn chế tối đa thiệt hại do hiện tượng tự nhiên này gây ra.
Trong dữ liệu bản đồ thể hiện, các khu vực xảy ra sạt lở đất thường tập trung chủ yếu ở Châu Á và Đông Nam Á, nơi có mùa mưa kéo dài và hay chịu tác động từ các cơn bão nhiệt đới.
Xem chi tiết ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng bản đồ sạt lở đất tại đây
ConversionConversion EmoticonEmoticon