iklan banner

Kinh nghiệm quản lý hoạt động Viễn Thám của một số nước

Hoạt động viễn thám có vai trò quan trong trong nhiều lĩnh vực từ khai thác tài nguyên thiên nhiên, quản lý đất đai, dự báo thiên tai, khí hậu, kinh tế - xã hội đến an ninh quốc phòng. Ở mỗi quốc gia khác nhau có nhưng kinh nghiệm khác nhau trong cơ chế quản lý hoạt động Viễn Thám gắn liền với lợi ích kinh tế - xã hội và an ninh quốc phong của mỗi quốc gia.


VinaSat1 Vệ tinh Viễn thám đầu tiên của Việt Nam
VinaSat-1 Vệ tinh Viễn thám đầu tiên của Việt Nam

1. Hoa Kỳ

Hoa kỳ có nhiều tổ chức liên quan đến viễn thám gồm cục không gian Hoa Kỳ (NASA), Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ, Cục Hải dương Hoa kỳ, Bộ quốc phòng hoa kỳ.

Cục Không gian Hoa kỳ là tổ chức lớn với hơn 16 000 nhân viên được thành lập từ năm 1958 với sức ép của cạnh tranh chinh phục không gian trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Hệ thống vệ tinh của NASA
Hệ thống vệ tinh của NASA
NASA có trụ sở tại Newyork, tuy nhiên NASA thực hiện công việc trên bốn linh vực cho 4 tổ chức chính đó là:

Tổ chức không gian (Aeronautics) tiến hành các nghiên cứu liên quan đến giao thông hàng không; Hoạt động của của con người và khai thác không gian (Human operations and Exploytation) hoạt động liên quan đến hoạt động của con người trên trạm vũ trụ quốc tế và các họat động du lịch của con người trên không gian.

Tổ chức khoa học (Science): Khai thác trái đất, hệ mặt trời và không gian ngoài hệ mặt trời nghiên cưu về trái đất và các vệ tinh không gian với mục tiêu đem lại các lợi ích cho con người với việc sử dụng máy kem tuyết bingsu.

Công nghệ không gian (Space Technology) nghiên cứu cải tiến các công nghệ không gian để mạng lại lợi ích cho quốc gia.

Văn bản quản lý nhà nước về viễn thám: Hoa kỳ quản lý nhà nước về viễn thám thông qua các văn bản sau:
-  Luật viễn thám (Remote Sensing Policy Act of 1992).
- Luật quốc gia về hàng không và vũ trụ; National Aeronautics and Space Act);
- Luật về thương mại viễn thám trên đất liền (Land Remote Sensing Commercialization Act of 1984).
- Các chiến lược, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng viễn thám.

2. Canada

Tổ chức quản lý nhà nước về viễn thám:  Cục Không gian Canada (Canada Space Agency) được thành lập từ tháng 3 năm 1989  trực thuộc Bộ công nghiệp Canada là tổ chức quản lý nhà nước về khoảng không của Canada. Cục Không gian Canada có 670 nhân viên, trụ sở chính tại Longueuil, Quebec.
 Cục Không gian Canada hướng hoạt động của mình trên 04 lĩnh vực:
- Quan trắc trái đất;
- Khai thác không gian và nghiên cứu không gian;
- Truyền thông qua vệ tinh (Satellite commonications);
- Tuyên truyền và giáo dục về không gian.

Văn bản quản lý nhà nước về viễn thám: Canada quản lý nhà nước trên các khía cạnh quản lý hoạt động vận hành hệ thống vệ tinh viễn thám và quản lý vấn đề cung cấp dữ liệu. Canada là nước có hệ thống luật pháp về không gian khá hoàn chỉnh, các luật chính đã ban hành bao gồm:
- Luật về hệ thống viễn thám[2];
- Luật Cục không gian Canada (Canada Space Agency Act) quy định thành lập cục không gian và các vấn đề liên quan đến không gian.
- Luật hoạt động trên trạm không gian quốc tế cho dân sự (Civil International Space Station Agreement Implementation Act);
- Chính sách thương mại hóa dữ liệu viễn thám.
Quản lý nhà nước về viễn thám
Quản lý nhà nước về viễn thám

3. Pháp
Tổ chức quản lý nhà nước về viễn thám: Cơ quan hàng không vũ trụ Pháp là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về không gian của pháp.

Quản lý nhà nước về viễn thámHệ thống vệ tinh viễn thám của Pháp được đầu tư phát triển và quản lý bởi nhà nước Pháp. Chính sách dữ liệu của Pháp nhằm bù lại một phần đầu tư công cho phát triển hệ thống viễn thám. Việc cung cấp dữ liệu viễn thám với mục tiêu không làm phương hại đến chính sách đối ngoại và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Quản lý nhà nước về viễn thám của pháp được luật hóa trong một chương của luật không gian.

4. Ấn độ

Tổ chức quản lý nhà nước về viễn thám: Tổ chức quản lý nhà nước về vũ trụ của Ấn độ là Cục không gian Ấn độ. Sơ đồ sau thể hiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý và khai thác không gian của Ấn Độ.

Văn bản quản lý nhà nước về viễn thám
- Treaty On Principles Governing The Activities of States In The Exploration and Use Of Outer Space Including The Moon And Other Celestial Bodies;
-  Agreement on rescue of Astronauts and Return of objects launched into outer space (1968);

- The convention on International liability for Damage cause by Space Objects (1972);

-  Convention on Registration of Objects launched into Outer Space (1975);
- The Agreement Governing the Activities of States on the Moon and other Celestial bodies (1979).


5. Indonesia

Tổ chức quản lý nhà nước về viễn thám: Tổ chức quản lý về viễn thám của Indonesia là LAPAN (Indonesia National Instritute and Aeronautic and Space). LAPAN có trụ sở chính tại JAKARTA

Văn bản quản lý nhà nước về viễn thám: Indonesia quản lý về hoạt động viễn thám thông qua các văn bản sau:
- Luật không gian (Law No.21/2013, Space act)
- Nghị định về thu thập, sử dụng, quản lý chất lượng, xử lý và cung cấp dữ liệu vệ tinh độ phân giải cao (Decree No.6/2012, satellite high resolution data provision, utilasation, quality control, processing and  distribution.

[1] NASA, About NASA, http://www.nasa.gov/about/highlights/what_does_nasa_do.html#.Ux_TzPl_s_Y, truy cập 12/3/2014.
[2] Justice Law Website, Remote Sensing Space System Act, http://laws-lois.justice.gc.ca/eng/acts/R-5.4/, ngày truy cập 28 tháng 3 năm 2014.

Theo Cục Viễn thám quốc gia


Previous
Next Post »
iklan banner