iklan banner

Giới thiệu Website: “Tác động của mực nước biển dâng và ngập lụt vùng ven biển”

Với mục đích cung cấp cho các nhà quản lý vùng ven biển và các nhà khoa học cái nhìn sơ bộ về những tác động của mực nước biển dâng và ngập lụt vùng ven biển, dữ liệu và bản đồ được cung cấp có thể sử dụng ở các quy mô khác nhau giúp đánh giá các xu hướng và ưu tiên hành động trong các trường hợp giả định...
tác động của mực nước biển dâng và ngập lụt vùng ven biển
Tác động của mực nước biển dâng và ngập lụt vùng ven biển
Sự dâng lên của mực nước biển (SLR- Sea level rise) do thay đổi khí hậu là mối đe doạ nghiêm trọng toàn cầu. Đối với những nước có mật độ dân cư dày đặc ở những vùng thấp và ven biển như Việt Nam thì hậu quả do nước biển dâng thực sự là một thảm họa. Nguy cơ của nó có thể đến từ 3 nguồn chính: sự gia tăng phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính kéo theo sự ấm dần lên của Trái đất; hiện tượng tan băng ở hai cực; và việc khai thác cạn kiệt các nguồn nước ngầm khiến mặt đất dễ bị sụt lún. 

Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2007 cho thấy, hàng trăm triệu người ở các nước phát triển có khả năng phải di cư do SLR kèm theo thiệt hại về kinh tế và sinh thái là rất khốc liệt khi mà mực nước biển có thể tăng từ 1-3m* thậm chí là 5m* trong thế kỷ này. Tuy nhiên cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy cộng đồng quốc tế đã quan tâm một cách nghiêm túc và có các giải pháp với SLR như phân bố dân cư và quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
 
Mực nước biển dâng và những tác động ngập lụt vùng ven biển
Mực nước biển dâng và những tác động ngập lụt vùng ven biển
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã cung cấp một website về "Mực nước biển dâng và những tác động ngập lụt vùng ven biển”, cho phép hình dung một cách trực quan nhất về các tác động của SLR.

Với mục đích cung cấp cho các nhà quản lý vùng ven biển và các nhà khoa học cái nhìn sơ bộ về những tác động của mực nước biển dâng và ngập lụt vùng ven biển, dữ liệu và bản đồ được cung cấp có thể sử dụng ở các quy mô khác nhau giúp đánh giá các xu hướng và ưu tiên hành động trong các trường hợp giả định.

Website cung cấp cho người xem 5 tab để hình dung và khám phá các tác động của các kịch bản nước biển dâng khác nhau. 

- Sea Level Rise (Sự dâng lên của nước biển): Cho phép kiểm tra các mức độ tác động khác nhau của nước biển dâng đến các khu vực. Các mức độ cũng thể hiện sự ngập lụt khi thủy triều lên. Các khu vực có kết nối thủy văn được thể hiện bằng các sắc độ của màu xanh (xanh đậm tương ứng với độ sâu lớn hơn). 

- Confidence (Độ tin cậy): Được phân thành 2 loại dựa trên mức độ chính xác của dự đoán về ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao. Khu vực được coi là High Confidence khi mức độ chính xác của dự đoán là trên 80%, Low Confidence là dưới 80%.

- Marsh (Đầm lầy): Sử dụng tab này để trải nghiệm các kịch bản nước biển dâng có thể tác động đến sự phân bố  của các đầm lầy như thế nào, đồng thời cho phép dự đoán ảnh hưởng theo kiểu hỗn hợp. Marsh tổng hợp những ảnh hưởng để người xem có cái nhìn tổng quan hơn về các ảnh hưởng có thể xảy đến khi nước biển dâng cao.
Độ cao mực nước biển hiện tại + lượng nước biển dâng lên - sự tích tụ = đầm lầy thực.

- Vulnerability (Tính dễ tổn thương): Cho phép phân tích kết hợp giữa ảnh hưởng của mực nước biển dâng với các yếu tố kinh tế, xã hội. Từ các lớp dữ liệu về xã hội và kinh tế trên một bản đồ mô tả sự tăng lên của mực nước biển, một cộng đồng có thể thấy được những tác động tiềm ẩn của mực nước biển tăng với cư dân và những ngành kinh doanh dễ bị tổn thương.


- Flood Frequency (Tuần suất ngập lụt): Cho biết tần suất ngập lụt. Lũ lụt sẽ trở nên thường xuyên hơn khi  thủy triều dâng. Lũ lụt của ngày hôm nay sẽ trở thành mức thủy triều của ngày mai, và khi mực nước biển dâng sẽ gây ra lũ lụt thường xuyên hơn, kéo dài lâu hơn. 

Bên cạnh đó các dữ liệu và bản đồ trong công cụ này cũng minh họa cho quy mô lũ lụt tiềm ẩn, các vị trí có nguy cơ bị lũ lụt, xói lở, sụt lún hoặc các vị trí xây dựng trong tương lai. Mực nước được thể hiện cũng là mức triều cường cao nhất có thể xuất hiện. Các dữ liệu, bản đồ và thông tin cung cấp có thể được sử dụng như là một công cụ kiểm tra cho các quyết định quản lý, công cụ tham khảo quy hoạch hữu hiệu.

Nếu bạn đọc quan tâm và muốn biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ email: info@esrivn.com 

* Số liệu tham khảo từ Bài nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới 4136 tháng 2 năm 2007 được thực hiện bởi nhóm tác giả Susmita Dasgupta, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler và Jianping Yan.

Previous
Next Post »
iklan banner