1. Phần mềm Arcview GIS gồm có bao nhiêu ứng dụng chính, kể tên và cho biết chức năng chung của từng phần dùng để làm gì ?
Phần mềm Arcview, Phần mềm GIS gồm có 3 ứng dụng chính sau:• ArcMap: để xây dựng, hiển thị xử lí và phân tích các bản đồ
• ArcCantalog: để quản lí, theo dõi các dữ liệu đã có hoặc tạo mới và mô tả các dữ liệu mới.
• ArcToolbox: cung cấp các công cụ để xử lí, xuất nhập dữ liệu từ Arcview sang các định dạng khác như Mapinfo, MicroStation, AutoCAD….
Phần mềm ArcGIS những câu hỏi ôn tập cơ bản |
2. Data Frame là gì? Có chức năng gì? Đặc điểm chính của nó, nếu so sánh với phần mềm Arcview 3X thì nó giống tương tự như thành phần nào?
• Data Frame là một nhóm các lớp data layer cùng được hiển thị trong hệ quy chiếu.• Chức năng: để thể hiện TOC (table of contents – mục lục)
• Đặc điểm chính: chứa các data layer cho phép tắt, bật trên màng hình bằng cách đánh dấu vào ô vuông.
3. Phân biệt cửa sổ Data View và Layout View, cách chuyển đổi qua lại giữa 2 cửa sổ?
• Trong Data View chỉ hiện thị các feature, tức là nội dung chính của bản đồ. Còn Layout View hiển thị bản đồ trong chế độ như chúng ta in ra giấy, trong đó ngoài các feature còn có các Graphic element là các yếu tố trang trí bản đồ như khung, lưới tọa độ, chú giải… trong Data View chỉ có thể làm việc được với 1 Data Frame trong 1 thời điểm, còn Layout View chúng ta có thể làm việc đồng thời với nhiều Data Frame. Các bản đồ chỉ có thể được chỉnh sửa trong chế độ Data View.• Cách chuyển đổi qua lại giữa 2 cửa sổ bằng cách vào thực đơn View hay dung hai button data view và layout view để chuyển qua lại
4. Trong một Data View có thể chứa tối đa bao nhiêu Data Frame? Cách tạo mới một Frame? Tạo mới 4 Data Frame khác nhau trên cùng 1 data view, mỗi 1 Data Frame là một bản đồ với 1 hệ thống tọa độ khác nhau, cách xem nội dung toàn bộ bản đồ trong từng Data Frame?
• Một Data View có thể chứa 1 hay nhiều Data Frame.• Cách tạo mới một Frame:
chọn thực đơn Insert → Data Frame
và New Data Frame xuất hiện trong TOC.
• Cách xem nội dung toàn bộ bản đồ trong từng Data Frame: ta có thể mở bảng Attribute Table hay công cụ Identify.
Bấm vào công cụ Identify
Bấm vào chấm tròn biểu thị trên màn hình. Cửa sổ Identify results sẽ xuất hiện.
Cửa sổ hiện ra tất cả các đối tượng ở từng lớp, nội dung mà ta chọn…..
5. Cách khống chế chọn các đối tượng trong từng Data frame và các lớp dữ liệu khác nhau như thế nào?
• Để chọn đối tượng ta có thể sử dụng công cụ Select Feature; Vào thực đơn Selection → Set Selectable Layers. Cửa sổ Set Selectable Layers hiện ra.
Bấm nút Clear All – tất cả các layer sẽ trở về trạng thái không phải là selectable.
Bấm vào ô bên cạnh lớp cần chọn rồi đóng cửa sổ lại. các lớp này sẽ trở thành selectable (có thể chọn được).
Bấm vào công cụ seclect Feature. Sau đó thực hiện thao tác phù hợp.
Tùy theo chế độ chọn được đặt trong thực đơn Seclection → Interative Selection Method, khi ta bấm vào đối tượng nào đó thì nó có thể:
Được thêm vào danh sách các đối tượng đã được chọn.
Loại khỏi danh sách đó
Hay trở thành đối tượng được chọn duy nhất.
6. Công cụ Identify có những chức năng nào? Kiểm soát và khống chế cho phép chọn các đối tượng trong từng lớp dữ liệu nhằm mục đích gì?
• Công cụ Identify có những chức năng: xem thông tin thuộc tính của các đối tượng.
• Kiểm soát và khống chế cho phép chọn các đối tượng trong từng lớp dữ liệu nhằm mục đích: Thêm vào danh sách các đối tượng đã được chọn, loại bỏ danh sách hay trỏ thành đối tượng được chọn duy nhất dễ dàng và nhanh chóng.
7. Giới thiệu các chức năng chọn đối tượng khác nhau trong hộp thoại Interative selection method ? Cách mở 1 bảng dữ liệu thuộc tính và cho biết nội dung chức năng trong Option?
• Các chức năng chọn đối tượng khác nhau trong hộp thoại Interative selection method: Thêm vào danh sách các đối tượng đã được chọn, loại bỏ danh sách hay trở thành đối tượng được chọn duy nhất.• Cách mở 1 bảng dữ liệu thuộc tính và cho biết nội dung chức năng trong Option:
Bật lớp dữ liệu thuộc tính bằng cách đánh dấu vào ô vuông nhỏ cạnh nó trong TOC.
Bấm chuột phải vào lớp dữ liệu trong TOC.
Trong thực đơn hiên ra chọn Open Attribute Table.
Bảng thuộc tính sẽ được mỡ.
8. Cách thêm, xóa và cập nhật thêm 1 cột, xem các đối tượng đã được chọn ra giửa màn hình?
• Thêm: trong cửa sổ Attributes ò cities bấm Oppions rồi add field. Trong hộp thoại hiên ra Name gõ….,trong danh sách Type chọn….trong ô length gõ… xong bấm ok.• Xóa: trong bảng thuộc tính bấm chuột phải vào cột cần xóa rồi chọn thực đơn Delete Filed. ArcMap sẽ cảnh báo lệnh Delete Filed không thể Undo được nhấn Yes để tiếp tục.
• Xem các đối tượng đã được chon ra giữa màn hình: đóng bảng thuộc tính; bấm chuột phải vào lớp dữ liệu cần xem trong TOC; trong thực đơn hiện ra chọn Selection rồi sau đó chon Selected.
9. Arccatalog có chức năng chính là gì? Xem tên file dữ liệu, nội dung và lý lịch dữ liệu? Có thể dùng chuột kéo thả các file từ trong Arccatalog sang Data frame trong Arcmap không?
• Arccatalog có chức năng chính là: cung cấp các phương tiện để xem, quản lí các dữ liệu địa lý và các dữ liệu thuộc tính.• Có 3 chế độ khác nhau để xem dữ liệu: contents, Preview và Metadata View.
Trong chế độ Contents View tất cả các dữ liệu mà arcview có thể nhận dạng được sẽ được hiển thị dưới dạng cây thư mục (catalogus tree) hay các biểu tượng (icon) giống như chương trình Window Exporer.
Cũng có thể xem sơ bộ (preview) các dữ liệu địa lí dưới dạng bản đồ (geographic view) hay dưới dạng bảng (table view).
Trong chế độ metadata view có thể xem các dữ liệu dạng metadata tức là các thông tin mô tả khác nhau về dữ liệu như hệ quy chiếu, thwoif gian và phương pháp thu thập….
• Có thể dùng chuột kéo thả các file từ trong Arccatalog sang Data frame trong Arcmap.
10. Nêu những đặc điểm của file *.lyr, nó được sử dụng dùng để làm gì? Phân tích những ưu điểm và khuyết điểm của Data Frame?
• Những đặc điểm của file *.lyr: thường là các file layer – tổ hợp cấp cao của dữ liệu. Một file *. Lyr có thể chứa các nội dung sau: Đường dẫn tới dữ liệu (shapefile, geodatabase….)
Các tham số để hiện thị dữ liệu như màu sắc, lực nét, kí hiệu…
• Có thể tạo và sử dụng trong ArcMap và ArcCatalog.
• Ưu điểm và khuyết điểm của Data Frame:
Ưu điểm: giúp người sử dụng dễ dàng làm việc khi tạo bản đồ và có thể thay đổi tên cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Khuyết điểm: khi một bản đồ gồm nhiều data frame, thì một trong số chúng sẽ trở thành data frame active chứa một hay nhiều layer nên khó theo dõi.
11. Cách xem thông tin hệ tọa độ lưới chiếu của 1 bản đồ trong ArcCatalog và Arcmap?
• Click phải vào layer chọn properties/ source.12. Làm cách nào để đổi tên 1 Data Frame, tên lớp bản đồ, và xác lập các thông số hệ thống lưới tọa độ cho 1 Frame, làm cho Data Frame được kích hoạt (Active) bằng cách nào? Mục đích để làm gì?
• Cách đổi tên 1 Data Frame, tên lớp bản đồ Bấm chuột phải vào công cụ Layer rồi trong thực đơn hiện ra chon Properties.
Bấm vào trang General.
Trong ô Name gõ tên mới vào để đổi tên Data Frame.
• Cách xác lập các thông số hệ thống lưới tọa độ cho 1 Frame, làm cho Data Frame được kích hoạt (Active) bằng cách:
Bấm chuột phải vào công cụ Layer rồi trong thực đơn hiện ra chon Properties.
Trong hộp thoại hiện ra bấm vào trang Coordinate Sytem
Trong ô Select Coordinate Sytem chọn hệ quy chiếu sau: predefined→ Geogrephic Coordinate Sytem → World → WGS1984.
Bấm OK để đóng hộp thoại Data Frame Properties lại.
13.Trong 1 file Geodatabase có thể chứa đựng bao nhiêu Feature dataset, nó là gì? Có những đặc điểm gì? Cách tạo 1 file Geodatabase, Feature dataset, và feature class như thế nào?
• Trong 1 file Geodatabase có thể chứa 1 hay nhiều Feature dataset. Nó là một nhóm các loại đối tượng có cùng chung một hệ quy chiếu và hệ tọa độ.• Đặc điểm: một Feature Dataset có thể chứa 1 hay nhiều Feature Class. Đây chính là đơn vị chứa các đối tượng không gian của bản đồ và tương đương với một lớp(layer) trong ArcMap. Mỗi Feature Class chỉ chứa một dạng đối tượng (polygon – vùng, line – đường , point hay multipoint – điểm). Một Feature Class sẽ được gắn chặt với một bảng thuộc tính (Attribute Table). Khi tạo một Feature Class thì bảng thuộc tính cũng tự động được tạo theo.
• Cách tạo 1 file Geodatabase, Feature dataset:
Khởi động ArcCatalog
Vào thư mục C:\ArcGis_course\CadastralMap
Vào trang Contents của ArcCatalog, bấm chuột phải vào chổ trống bất kì rồi chon thực đơn New→ Presonal Geodatabase
ArcCatalog sẽ tạo một Geodatabase với tên mặc định là “ New Presonal….” Gõ tên mới và enter.
Bấm đúp chuột vào tên mới, do CSDL còn chưa có dữ liệu nên nó còn trống.
Bấm chuột phải vào chổ trống bất kỳ rồi chọn New → Feature Dataset. Trên màn hình sẽ hiện thị ra hộp thoại Feature Dataset.
Ở ô name gõ “ UTM-48” là tên của Feature Dataset.
Do hệ tọa đô chưa đặt nên trong ô Spatial Reference có dòng Unknown Coordinate Sytem. Để đặt tọa độ cho Feature Dataset vừa tạo bấm vào nút Edit.
Trong hộp thoại hiện ra bấm vào nút Select để chọn một hệ tọa độ đã có sẵn.
Trong hộp thoại “ Browser for coordinate sytem” vào thư mục Projected coordinate sytem\UTM\WGS-84 rồi tìm file “WGS 1984 UTM zone 48N.prj”. Bấm nút add.
Trong hộp thoại Spatial Referece Properties, bấm vào trang X/Y Domain rồi cài đặt các giá trị MinX = 500000, MaxX = 600000, MinY = 2300000, MaxY = 2400000.
Bấm OK để đóng hộp thoại Spatial Referece Properties.
Bấm OK lần nữa để đóng hộp thoại Feature Dataset.
ArcCatalog sẽ tạo một Feature Dataset có tên UTM-48.
• Cách tạo Feature Class:
Nháy đúp vàoFeature Dataset có tên UTM-48 vừa tạo để mở ra và trong đây vẫn chưa có gì.
Bấm chuột phải vào chổ trống bất kì rồi chọn New → Feature Class.
Hộp thoại hiện ra gõ “tên…” vào ô Name. Xong bấm next và trong hộp thoại tiếp theo không cần chỉnh sửa. Tiếp tục bấm next.
Trong hộp thoại tiếp theo liệt kê các trường của “tên…”. Bấm vào trường Shape, trong danh sách hiên ra phía dưới ở ô Geometry Type chọn Polygon
Sau đó chúng ta sẽ thêm trường thuộc tính vào…
Nhấp vào Finish, ArcCatalog sẽ tạo một Feature Class có tên là “tên…”.
ConversionConversion EmoticonEmoticon