Lịch sử hình thành và phát triển của GIS, là một công trình đuợc con ngưòi cất công nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỉ XX tại Canada, và sau đó lan rộng ra khắp các nuớc trên thế giới, và nó đã đến Việt Nam vào những thập niên 80 thông qua các dự án, khuôn khổ hợp tác quốc tế. GIS ngày càng đuợc áp dụng trong các lĩnh vực: quản lý tài nguyên nuớc, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, quản lý và giám sát môi truờng, quản lý bệnh dịch tễ trong ngành thú y, quy hoạch thiết kế cảnh quan đô thị, quản lý cây xanh đô thị…
GS.Roger Tomlinson là ngưòi xây dựng hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới. Đó là hệ thống thông tin địa lý của quốc gia Canada (Canada Geography Information System). Ngaòi ra, ông còn đuợc biết đến như là ngưòi đầu tiên đưa ra thuật ngữ gis.
GIS được hình thành từ các ngành khoa học: Địa lý, Bản đồ, Tin học và Toán học. Nguồn gốc của GIS là việc tạo các bản đồ chuyên đề, các nhà quy hoạch sử dụng phương pháp chồng lắp bản đồ (Overlay), phương pháp này được mô tả một cách có hệ thống lần đầu tiên bởi Jacqueline Tyrwhitt trong quyển sổ tay quy hoạch vào năm 1950, kỹ thuật này còn được sử dụng trong việc tìm kiếm vị trí thích hợp cho các công trình được quy hoạch.
Như chúng ta cũng đã biết, năm 1940 ngành đồ họa máy tính (Computer Graphics) bắt đầu hình thành và phát triển. Sự khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị kinh điển để khảo sát, những bài toán phức tạp hơn đã dẫn đến sự hình thành ngành Bản đồ máy tính (Computer cartographic), vào những năm 60. Cũng thời gian này nhiều bản đồ đơn giản đuợc xây dựng với các thiết bị vẽ và in. Tuy nhiên sau 10 năm, 1971 khi chíp bộ nhớ máy tính đuợc phổ biến và các ngành có liên quan đến đồ họa trên máy tính thật sự chuyển biến và phát triển mạnh.
Tuy nhiên nói đến GIS, chúng ta cũng có thể nghĩ đến việc lưu trữ và truy vấn dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu không gian đồ sộ. Những lý thuyết và thực tế về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin ra đời vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 là một đóng góp khác cho sự ra đời của GIS vào những năm 1950, các lực luợng quân sự bắt đầu sử dụng viễn thám môi trường (Environmental Remote Sensing) trong các công tác đặc biệt. Sự “chuyển nhượng” công nghệ viễn thám từ quân sự sang dân sự váo những năm 1960 là một động lực khác thúc đẩy GIS. GIS sẽ không là GIS nếu nó không thực hiện các bài toán phân tích không gian (Spatial Analysis). Một lớp bài toán phân tích không gian kinh điển đó là chồng lớp (Overlay). Những lý luận ứng dụng đại số bản đồ (Map algebra) vào những năm 60 trong các ứng dụng quy hoạch giúp bổ sung thêm một “bệ phóng” nữa cho “tên lửa” GIS. Do sự phát triển mạnh của phần cứng và cũng từ thập niên 80 này mà GIS trở nên phổ biến trong các lĩnh vực thương mại, khoa học và quản lý. Từ những năm 90 trở lại đây, công nghệ GIS đã có một sự phát triển nhảy vọt, trở thành một công cụ hữu hiệu trong quản lý và trợ giúp việc ra quyết định. GIS không chỉ dừng lại ở mức công nghệ mà nó đã tiến lên nhìêu nấc đến khoa học (Geographic Information Science – GIS) và dịch vụ (Geographic Information Services).
Ngày nay công nghệ GIS đuợc phát triển theo huớng tổ hợp và liên kết mạng. Với ứng ụng rất hiệu quả của GIS mang lại thì GIS ngày càng đuợc phát triển rộng trên quy mô toàn thế giới.
Một số dự án ứng dụng GIS đã thành công như Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Ửy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, Sở Y tế Quảng Trị… Các ứng dụng GIS được triển khai ở tất cả các lĩnh vực giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường (thí dụ: giám sát sự biến động đa dạng sinh học bằng kết hợp các dữ liệu RS và quan sát của cộng đồng trong dự Hành Lang Xanh, Thừa Thiên Huế), phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp và nông thôn (trồng trọt và phòng trừ dịch bệnh) phát triển du lịch, quản lý đô thị (thí dụ điển hình là quận Gò Vấp “muốn quản lý từng căn nhà, từng hộ gia đình” trong quận), quản lý quy hoạch và đầu tư (Nguyễn Bình - Việt Kiều Canađa - chuyên gia tư vấn GIS cho HCMC “GIS là công cụ cho phép lựa chọn phương án đầu tư”, quy hoạch nuôi trồng thủy sản (dự án IMOLA, Thừa Thiên Huế).
Song một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận đó là GIS mặc dù có mặt ở Việt Nam khá sớm nhưng vẫn chỉ mới là đứa trẻ vừa bước vào giai đoạn lẫm chẫm đi, đi mãi mà vẫn chưa rời xa vạch xuất phát đuợc bao xa. Hầu hết các dự án còn quá sơ khai, ở những buớc thử nghiệm đầu tiên hoặc quy mô còn quá nhỏ hẹp hoặc chỉ là hình thức tuơng tự GIS.
Đáp ứng yêu cầu này nhiều đơn vị ban ngành, quận huyện đã triển khai ứng dụng hệ thống thông tin GIS như là môt công cụ để hiện đại hóa công tác quản lý. Tuy nhiên, quá trình này kéo theo một số vấn đề sau: việc thu thập dữ liệu bị trùng lấp giữa các tổ chức, dữ liệu địa lý của một khu vực có nhiều chủ đề khác nhau, việc chia sẻ thông tin giữa nhiều tổ chức gặp nhiều khó khăn do cơ cấu quản lý cũng như các vấn đế kĩ thuật.
Trong bối cảnh đó, ngày 15-9-2000 ủy ban nhân dân thành phố đã ra chỉ thị 56/TB-UB-CCHC giao nhiệm vụ cho cơ sở khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh triển khai dự án SAIGONGIS với mục tiêu thống nhất các hệ thống thông tin GIS khác nhau, đồng thời chỉ thị cũng nêu rõ việc xây dựng Trung tâm Tích hợp Hệ thống thông tin địa lý GIS như một tổ chức đầu mối để vận hành các hoạt động của hệ thống.
Ngày 14-5-2004 ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 134/2004/QĐ-UB chính thức thành lập trung tâm Ứng dụng Hệ Thống thông tin địa lý Thành Phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố. Với chức năng và nhiệm vụ đuợc giao, Trung tâm ứng dụng HCM-GIS là đầu mối quản lý và triển khai các dự án GIS của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là đầu mối tích hợp, phân phối thông tin địa lý.
Lịch sử hình thành và phát triển của GIS |
I. Lịch sử hình thành và phát triển của GIS trên thế giới:
Theo nhiều tài liệu cho thấy, lịch sự hình thành GIS không đuợc cụ thể cho lắm bởi lẽ những khái niệm tuơng tự GIS đã tồn tại ngay từ khi xuất hiện con nguời, từ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, buôn bán… Mặc dù vậy, sự đóng góp rất lớn và rất tích cực của giáo sư Roger Tomlinson vào năm 1963 đã khiến thế giới phải công nhận ông chính là cha đẻ của Gis (Father of GIS). Đặc biệt, đối với người sử dụng overlays trong việc thúc đẩy sự phân tích của convergent không gian địa lý dữ liệu. GIS kéo dài vào những năm 1990 và xây dựng kỹ thuật số lớn nhất trong cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai tại Canada. Nó đã được phát triển như là một mainframe dựa trên hệ thống hỗ trợ của chính phủ liên bang và cấp tỉnh quy hoạch và quản lý tài nguyên. Sức mạnh của nó đã được châu toàn phân tích phức tạp của dữ liệu. Các GIS là không bao giờ có sẵn trong một hình thức thương mại.GS.Roger Tomlinson là ngưòi xây dựng hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới. Đó là hệ thống thông tin địa lý của quốc gia Canada (Canada Geography Information System). Ngaòi ra, ông còn đuợc biết đến như là ngưòi đầu tiên đưa ra thuật ngữ gis.
GIS được hình thành từ các ngành khoa học: Địa lý, Bản đồ, Tin học và Toán học. Nguồn gốc của GIS là việc tạo các bản đồ chuyên đề, các nhà quy hoạch sử dụng phương pháp chồng lắp bản đồ (Overlay), phương pháp này được mô tả một cách có hệ thống lần đầu tiên bởi Jacqueline Tyrwhitt trong quyển sổ tay quy hoạch vào năm 1950, kỹ thuật này còn được sử dụng trong việc tìm kiếm vị trí thích hợp cho các công trình được quy hoạch.
Như chúng ta cũng đã biết, năm 1940 ngành đồ họa máy tính (Computer Graphics) bắt đầu hình thành và phát triển. Sự khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị kinh điển để khảo sát, những bài toán phức tạp hơn đã dẫn đến sự hình thành ngành Bản đồ máy tính (Computer cartographic), vào những năm 60. Cũng thời gian này nhiều bản đồ đơn giản đuợc xây dựng với các thiết bị vẽ và in. Tuy nhiên sau 10 năm, 1971 khi chíp bộ nhớ máy tính đuợc phổ biến và các ngành có liên quan đến đồ họa trên máy tính thật sự chuyển biến và phát triển mạnh.
Tuy nhiên nói đến GIS, chúng ta cũng có thể nghĩ đến việc lưu trữ và truy vấn dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu không gian đồ sộ. Những lý thuyết và thực tế về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin ra đời vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 là một đóng góp khác cho sự ra đời của GIS vào những năm 1950, các lực luợng quân sự bắt đầu sử dụng viễn thám môi trường (Environmental Remote Sensing) trong các công tác đặc biệt. Sự “chuyển nhượng” công nghệ viễn thám từ quân sự sang dân sự váo những năm 1960 là một động lực khác thúc đẩy GIS. GIS sẽ không là GIS nếu nó không thực hiện các bài toán phân tích không gian (Spatial Analysis). Một lớp bài toán phân tích không gian kinh điển đó là chồng lớp (Overlay). Những lý luận ứng dụng đại số bản đồ (Map algebra) vào những năm 60 trong các ứng dụng quy hoạch giúp bổ sung thêm một “bệ phóng” nữa cho “tên lửa” GIS. Do sự phát triển mạnh của phần cứng và cũng từ thập niên 80 này mà GIS trở nên phổ biến trong các lĩnh vực thương mại, khoa học và quản lý. Từ những năm 90 trở lại đây, công nghệ GIS đã có một sự phát triển nhảy vọt, trở thành một công cụ hữu hiệu trong quản lý và trợ giúp việc ra quyết định. GIS không chỉ dừng lại ở mức công nghệ mà nó đã tiến lên nhìêu nấc đến khoa học (Geographic Information Science – GIS) và dịch vụ (Geographic Information Services).
Ngày nay công nghệ GIS đuợc phát triển theo huớng tổ hợp và liên kết mạng. Với ứng ụng rất hiệu quả của GIS mang lại thì GIS ngày càng đuợc phát triển rộng trên quy mô toàn thế giới.
II. Lịch sử hình thành và phát triển của GIS tại Việt Nam:
Hệ thống thông tin địa lý GIS đuợc du nhập vào Việt Nam trong những năm của thập niên 80 thông qua các dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên giới khoa học cũng như những ngưòi áp dụng GIS tại Việt Nam chỉ đến các năm cuối của thập niên 90. Mặc dù đuợc biết đến từ khá sớm, nhưng mãi đến sau năm 2000, tức sau khi có những kết quả đầu tiên về việc tổng kết chuơng trình GIS quốc gia tại Việt Nam, GIS mới thực sự được chú ý đến và buớc đầu phát triển. Gis ngày càng đuợc áp dụng trong các lĩnh vực: quản lý tài nguyên rừng; tài nguyên đất; tài nguyên nuớc; quản lý và giám sát môi truờng; quy hoạch thiết kế cảnh quan đô thị… hàng loạt chuơng trình GIS với sự tham gia của nhiều trừơng Đại học, các viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nứoc đuợc triển khai. Trong đó tiêu biểu phải kể đến dự án quản lý nuớc sạch ở Hà Nam, dự án quản lý nuớc ở Hòa Bình, dự án thử nghiệm trong quản lý khách du lịch ở động Phong Nha…Một số dự án ứng dụng GIS đã thành công như Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Ửy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, Sở Y tế Quảng Trị… Các ứng dụng GIS được triển khai ở tất cả các lĩnh vực giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường (thí dụ: giám sát sự biến động đa dạng sinh học bằng kết hợp các dữ liệu RS và quan sát của cộng đồng trong dự Hành Lang Xanh, Thừa Thiên Huế), phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp và nông thôn (trồng trọt và phòng trừ dịch bệnh) phát triển du lịch, quản lý đô thị (thí dụ điển hình là quận Gò Vấp “muốn quản lý từng căn nhà, từng hộ gia đình” trong quận), quản lý quy hoạch và đầu tư (Nguyễn Bình - Việt Kiều Canađa - chuyên gia tư vấn GIS cho HCMC “GIS là công cụ cho phép lựa chọn phương án đầu tư”, quy hoạch nuôi trồng thủy sản (dự án IMOLA, Thừa Thiên Huế).
Song một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận đó là GIS mặc dù có mặt ở Việt Nam khá sớm nhưng vẫn chỉ mới là đứa trẻ vừa bước vào giai đoạn lẫm chẫm đi, đi mãi mà vẫn chưa rời xa vạch xuất phát đuợc bao xa. Hầu hết các dự án còn quá sơ khai, ở những buớc thử nghiệm đầu tiên hoặc quy mô còn quá nhỏ hẹp hoặc chỉ là hình thức tuơng tự GIS.
III. Lịch sử hình thành và phát triển của GIS tại thành phố Hồ Chí Minh:
Là một thành phố lớn, có tốc độ phát triển nhanh, thành phố Hồ Chí Minh đứng trước yêu vầu cấp bách trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường, quản lý đất đai và sử dụng đất, quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế xã hội.Đáp ứng yêu cầu này nhiều đơn vị ban ngành, quận huyện đã triển khai ứng dụng hệ thống thông tin GIS như là môt công cụ để hiện đại hóa công tác quản lý. Tuy nhiên, quá trình này kéo theo một số vấn đề sau: việc thu thập dữ liệu bị trùng lấp giữa các tổ chức, dữ liệu địa lý của một khu vực có nhiều chủ đề khác nhau, việc chia sẻ thông tin giữa nhiều tổ chức gặp nhiều khó khăn do cơ cấu quản lý cũng như các vấn đế kĩ thuật.
Trong bối cảnh đó, ngày 15-9-2000 ủy ban nhân dân thành phố đã ra chỉ thị 56/TB-UB-CCHC giao nhiệm vụ cho cơ sở khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh triển khai dự án SAIGONGIS với mục tiêu thống nhất các hệ thống thông tin GIS khác nhau, đồng thời chỉ thị cũng nêu rõ việc xây dựng Trung tâm Tích hợp Hệ thống thông tin địa lý GIS như một tổ chức đầu mối để vận hành các hoạt động của hệ thống.
Ngày 14-5-2004 ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 134/2004/QĐ-UB chính thức thành lập trung tâm Ứng dụng Hệ Thống thông tin địa lý Thành Phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố. Với chức năng và nhiệm vụ đuợc giao, Trung tâm ứng dụng HCM-GIS là đầu mối quản lý và triển khai các dự án GIS của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là đầu mối tích hợp, phân phối thông tin địa lý.
Nguồn: Giáo trình GIS đại cương
GVHD: Văn Ngọc Trúc Phương - Trường ĐHKHXH & NV
ConversionConversion EmoticonEmoticon