iklan banner

Ứng dụng GIS thành lập bản đồ phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Bến Tre

Với các ưu thế về thị trường, điều kiện kinh tế xã hội và đặc biệt là với những thuận lợi của điều kiện sinh thái tự nhiên, trong hơn 1 thập kỉ qua ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đã phát triển mạnh. Riêng đối với đồng bằng Sông Cửu Long thì nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng. Năm 2005 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 373 nghìn ha, sản lượng khoảng 983 nghìn tấn chiếm 70% sản lượng nuôi trồng và > 60% trong 3.35 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.
Ứng dụng GIS thành lập bản đồ phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản
Ứng dụng GIS thành lập bản đồ phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản


Bến Tre là một trong 13 tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long, là một tỉnh châu thổ nằm sát biển với đường bờ biển dài khoảng 65 km. Hệ thống sông ngòi nội địa chằng chịt được bắt nguồn từ hệ thống sông Mêkông và đổ ra biển Đông thông qua 4 cửa sông lớn: Cổ Chiên, Ba Lai, Cửa Đại và Hàm Luông, với tổng chiều dài > 382km. Thiên nhiên ưu đãi đã tạo thành cho Bến Tre >60 nghìn ha diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản ở cả 3 vùng sinh thái nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Năm 2008, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 42 106 ha, trong đó nuôi tôm sú 31 462 ha chiếm 74,7% diện tích nuôi thuỷ sản toàn tỉnh.
Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú là 3 trong 8 huyện thị của tỉnh Bến Tre. Đây là 3 huyện giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 65 km. Tổng diện tích tự nhiên là 120.390,86 ha chiếm 51% diện tích toàn tỉnh. Với lợi thế là 3 tỉnh giáp biển. Vì vậy, trong nghị quyết số 24/2007/NQ-HĐND ngày 14/12/2007 và trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, năm 2007 tỉnh đã tiếp tục triển khai xây dựng Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và vùng ven biển thực sự trở thành khu vực kinh tế quan trọng của tỉnh và ít nhất chiếm 30% GDP của toàn tỉnh Bến Tre.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hình thức nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát diễn ra với quy mô lớn, các mô hình nuôi trồng thuỷ sản chuyển hoá rất nhanh, từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi phân tán mật độ thấp sang nuôi bán thâm canh, nuôi công nghiệp tập trung mật độ cao, việc tiếp cận phương thức nuôi trồng, sử dụng nhiều năng lượng và chi phí…ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và ở Bến Tre nói riêng (đặc biệt là ở các huyện ven biển) đã có tác động tiêu cực đến môi trường, nếu không được xử lí triệt để sẽ làm mất cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thuỷ sản, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và dịch bệnh rất khó khăn.
 “Để ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển một cách bền vững và mang lại hiệu quả cao thì cần phải tiến hành kế hoạch quy hoạch tổng thể cho ngành trong đó công tác phân vùng sinh thái nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa khoa học, kinh tế và thực tiễn, nó tối ưu hoá lợi ích về kinh tế từ môi trường sinh thái và tối thiểu hoá các nguy cơ về thiên tai môi trường”[1] góp phần vào chiến lược phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Bến Tre.
GIS (Geographical Information System) - Hệ thống thông tin địa lí, là một ngành khoa học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học máy tính, khoa học bản đồ và khoa học địa lí nhằm nghiên cứu xây dựng mô hình, cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu không gian của các đối tượng không gian[2]. Từ lâu đã có nhiều ứng dụng cụ thể trong đời sống con người. Với việc số hoá thông tin dữ liệu để đưa vào bản đồ nhiều hơn gấp nhiều lần, khả năng phân tích, thao tác, biểu diễn dễ dàng, khả năng phân tích các thuộc tính số liệu thuộc về không gian là khả năng của nó để phân loại các thuộc tính nổi bật của bản đồ… Đặc biệt, một trong những “lợi thế của công nghệ GIS là chồng ghép nhiều lớp thông tin khác nhau để  tạo ra một lớp chuyên đề mới chưa đựng những thông tin mới. Đây chính là giải pháp cho các bài toán phân tích, tính toán và xây dựng các bài toán phân vùng và quy hoạch lãnh thổ”[3]
Như vậy, Tại sao phân vùng sinh thái nuôi trồng thuỷ sản? và GIS có vai trò gì trong bài toán phân vùng sinh thái nuôi trồng thuỷ sản? Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Bến Tre” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên các điều kiện tự nhiên và điều kiện sinh trưởng và phát triển của con tôm để xác định các vùng có điều kiện thích nghi cho môi trường sinh thái phát triển của con tôm.
Ứng dụng kỹ thuật GIS thành lập bản đồ phân vùng thích nghi nuôi tôm ở các huyện ven biển tỉnh Bến Tre trên cơ sơ tích hợp đa chỉ tiêu các lớp thông tin đã có.
Giới hạn
Về không gian:Phân vùng sinh thái nuôi tôm ở 3 huyện ven biển tỉnh bến Tre, bao gồm: Huyện Bình Đại, Huyện Ba Tri và Huyện Thạnh Phú.
Thời gian thực hiện: Từ 1/2009 đến 6/2009
Về nội dung:
Phân vùng thích nghi cho đối tượng là thủy sản nuôi trên địa bàn 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre (huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú)
Chỉ tập trung cho phân vùng thích nghi nuôi thủy sản dựa trên các yếu tố về điều kịên tự nhiên điều kiện sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng mà không đề cập đến tác động của các yếu tố về kinh tế xã hội.
 Phương pháp
- Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thuộc tính
Các tài liệu khái quát về phân vùng, phân vùng sinh thái và phân vùng sinh thái nuôi trồng thuỷ sản
Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre
Các nghiên cứu, dự án… có liên quan đến đề tài
Thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, internet…
Dữ liệu không gian
  Bao gồm các bản đồ dạng số (Hoặc giấy)
Bản đồ địa hình -  địa mạo
Bản đồ đất
Bản đồ phân bố lượng mưa
Bản đồ xâm nhập mặn và thời gian mặn
Bản đồ ngập lụt và thời gian ngập
Yêu cầu: Đưa về cùng hệ toạ độ chuẩn (lưới chiếu UTM, Elipsoid WGS_ 84)
- Xử lí số liệu, dữ liệu
Tổng hợp tài liệu, dữ liệu…
Nhập và xử lí số liệu trên Microsoft Excel
Dữ liệu bản đồ:
Dạng giấy: Scan và số hoá để chuyển thành dạng số.
Dạng số: chuyển về cùng hệ toạ độ chuẩn quốc gia.
- Phương pháp trong xây dựng và thành lập bản đồ chuyên đề
Xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi nuôi thủy sản 3 huyện ven biện tỉnh Bến Tre trên thông qua phương pháp phân tích chồng ghép các lớp bản đồ (Overlay Map) trên phần mềm GIS.
KẾT LUẬN
Về cơ bản, đồ án đã hoàn tất và đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Trên cơ sở kết quả phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản trên vùng nghiên cứu và “Bản đồ phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Bến Tre” đã được thành lập là nguồn cơ sở dữ liệu cơ bản để thực hiện cho những điều tra, khảo sát sau này nhằm kiểm chứng và xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi cho từng loại đối tượng thủy sản hay là cơ sở cho công tác quy hoạch thủy sản của toàn tỉnh Bến Tre và quy hoạch lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long.
Việc phân vùng thích nghi nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Bến Tre chỉ dựa trên cơ cở phân tích các nguồn dữ liệu làm cơ sở cho việc phân vùng mà chưa được qua kiểm tra và khảo sát thực tế. Mặt khác, bài toán phân vùng thích nghi chỉ dựa trên  cơ sở phân vùng là các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh trưởng và phát triển của thủy sản mà không đề cập đến tác động của các yếu tố về kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Đây cũng là hạn chế về nội dung nội dung đồ án. Nhưng cũng chính là hướng mở rộng cho những nghiên cứu tiếp sau.

Nguồn: Đồ án tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hương
Bản đồ - Viễn thám - GIS khóa 2005 -  2009
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn





[1] Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ năm 2008 - GS.TS Lê Sâm
[2] Phương pháp nghiên cứu khoa học_GS.TS. Lê Huy Bá
[3] Sđd, GS.TS. Lê Huy Bá
Previous
Next Post »
iklan banner