Vào ngày 25 tháng 4 năm 2015 một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter đã xảy ra tại Nepal làm chết hơn 5000 người và ảnh hưởng đến hàng triệu cư dân của nước này. Những hình ảnh thu nhận từ vệ tinh đã được sử dụng để tổ chức hỗ trợ ứng cứu khẩn cấp, bên cạnh đó các nhà khoa học và chuyên môn về viễn thám đã sử dụng ảnh vệ tinh được hệ thống giám sát toàn cầu về môi trường và cảnh báo thiên tai cung cấp để tính toán và phân tích ảnh hưởng của trận động đất đến đối tượng bề mặt đất.
Ảnh rada PALSAR-2 thu nhận từ vệ tinh ALOS-2, phân tích sự dịch chuyển của bề mặt đất khu vực thủ đô của Nepal
Hệ thống hỗ trợ quản lý thiên tai châu Á Thái bình dương (Sentinel Asia) đã được kích hoạt nhằm cung cấp các hình ảnh vệ tinh gần thời gian thực nhằm hỗ trợ cho công tác lập phương án ứng phó động đất. Hiện nay, tại trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ (WINDS-VSAT) đặt tại Trung tâm Giám sát tài nguyên môi trường và thiên tai – Cục Viễn thám quốc gia đã thu nhận được hàng chục các cảnh ảnh vệ tinh ra đa ALOS-2 PALSAR-2 chụp ảnh phủ trùm khu vực sảy ra thảm họa. Trạm WINDS-VSAT là một đầu mối thu nhận và xử lý thông tin thuộc Hệ thống Sentinel Asia, Hệ thống chủ động liên kết giữa các cơ quan không gian và cơ quan quản lý về thiên tai ứng dụng công nghệ viễn thám và công nghệ Web-GIS để trợ giúp quản lý thiên tai trong khu vực Châu á thái Bình Dương.
Ảnh viễn thám chủ động (Rada) thu nhận từ vệ tinh Alos-2 và Sentinel-1A cho thấy mức độ biến dạng rất lớn của bề mặt đất tại khu vực chỉ cách thủ đô Kathmandu 17 km, điều này giải thích cho mức độ thiệt hại nghiêm trọng của khu vực này.
Bằng các kết hợp phân tích các cảnh ảnh của vệ tinh Sentinel-1A đã được thu nhận trước và sau khi sảy ra động đất các nhà chuyên môn đã đưa ra hình ảnh vân giao thoa màu sắc thể hiện sự thay đổi của các đối tượng bề mặt khu vực sảy ra động đất qua đó xác định mức độ dịch chuyển của bề mặt đất.
Độ rộng dải quyét của vệ tinh Sentinel-1A là 250 km trên bề mặt đất đã cho phép phân tích một khu vực rộng lớn mà chưa từng được thực hiện từ một lần quét trước đây. Toàn bộ khu vực thu nhận ảnh được định vị hình học theo chu kỳ lặp12 ngày đã cho phép giám sát theo chu kỳ tuần tự trên một khu vực rộng lớn và phân tích đầy đủ về biến dạng đất bề mặt với công nghệ ‘giao thoa' tiên tiến. Sản phẩm đảm bảo phủ sóng toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng trước khi trận động đất đã có sẵn thuộc các chính sách dữ liệu miễn phí và mở của Copernicus (chương trình giám sát toàn cầu về môi trường và an ninh) cho tất cả các nhà khoa học và sẽ tiếp tục trong tương lai.
Sentinel-1A là vệ tinh đầu tiên của chương trình Copernicus giám sát môi trường do Ủy ban châu Âu chủ trì. Trong mọi thời tiết, ngày hay đêm dữ liệu ảnh radar của vệ tinh này đặc biệt phù hợp để hỗ trợ đánh giá tác động đối với nhiều loại tai biến địa chất. Các vệ tinh được lên kế hoạch để cung cấp một cách hệ thống cho các quan sát các khu vực kiến tạo và núi lửa ở cấp độ toàn cầu. Hình ảnh từ vệ tinh Sentinel và các nhiệm vụ khác của Copernicus được điều phối bởi ESA đã được sử dụng bởi các dịch vụ khẩn cấp của Copernicus Emergency Management Service (EMS) hỗ trợ tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý tình trạng khẩn cấp.
Dịch vụ quản lý khẩn cấp Copernicus EMS đã được kích hoạt vào ngày xảy ra động đất, cơ quan ESA bắt đầu thu nhận hình ảnh vệ tinh nhằm tạo các sản phẩm dữ liệu sẵn sàng để hỗ trợ thực hiện các nỗ lực cứu trợ.
Các cảnh ảnh vệ tinh rada và ảnh vệ tinh quang học khác được thu nhận từ nhiều vệ tinh khác nhau trong chương trình nêu trên được chia sẻ cho các nước thành viên thông qua mạng lưới các đầu mối thuộc hệ thống khu vực một cách nhanh nhất qua đường cáp quang hoặc trạm vệ tinh trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ trong trường hợp đường truyền cáp quang có sự cố. Nguồn thông tin dữ liệu ảnh vệ tinh rada đặc biệt có ý nghĩa trong các trường hợp sảy ra thảm họa thiên tai do đặc tính kỹ thuật thu nhận ảnh hầu như không bị phụ thuộc và điều kiện thời tiết như ảnh quang học, đặc tính kỹ thuật này càng có ý nghĩa đối với công tác ứng phó, khắc phục sự cố thiên tai đối với các quốc gia có điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiều mây, mưa lớn, lũ quét… như Việt Nam.
TTGSTNMT&TT tổng hợp từ đầu mối Hệ thống hỗ trợ quản lý thiên tai châu Á Thái bình dương tại Việt Nam đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tác giả bài viết: Vũ Hữu Liêm
ConversionConversion EmoticonEmoticon